[GIẢI ĐÁP] Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm? Các yếu tố ảnh hưởng

Đái tháo đường là bệnh lý được gặp khá nhiều ở Việt Nam và có xu hướng tăng dần theo sự phát triển của xã hội. Để theo dõi tình trạng đái tháo đường, người bệnh cần đo chỉ số đường huyết theo định kỳ. Vậy chỉ số đường huyết là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết? Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm? Cách xử trí khi đường huyết bất thường là gì? Bài viết sau Thị trường nước ngoài sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về chỉ số đường huyết.

Chỉ số đường huyết là gì?

Đường được biết đến là một loại gia vị thường được sử dụng trong các cốc nước ngọt hay một số loại bánh trái, món ăn.. Cùng đó, đường là nguyên liệu không thể thiếu đối với mỗi con người do tác dụng vô cùng cần thiết và quan trọng đối với hệ thần kinh và não bộ.

Chỉ số đường huyết được biết đến dưới dạng viết tắt là GI, tên tiếng Anh là Glycemic index. Chỉ số thường được đo với đơn vị là mmol/l hay mg/dl. Chỉ số này đánh giá nồng độ đường glucose có trong máu và có thể thay đổi bất kể lúc nào đặc biệt là sau khi ăn các thực phẩm chứa hàm lượng carbohydrate cao như tinh bột,…

Có 4 loại chỉ số đường huyết:

  • Chỉ số đường huyết đo bất kỳ thời điểm nào.
  • Chỉ số đường huyết trước khi ăn.
  • Chỉ số đường huyết  sau khi ăn 1-2 tiếng.
  • Chỉ số đường huyết được xem xét qua chỉ số HbA1C.

Dựa vào chỉ số đường huyết, bác sĩ có thể xác định người bệnh đang gặp vấn đề gì về bệnh lý. Từ đó đưa ra cách giải quyết và điều trị phù hợp.

Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết là gì?

Những yếu tố ảnh hưởng đến đường huyết

Đường huyết có thể cho biết mức độ thể trạng của mỗi người. Do vậy, mỗi người cần chú ý đến sinh hoạt cũng như chế độ ăn của bản thân để duy trì đường huyết luôn ổn định nhất. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến đường huyết:

Yếu tố gây ảnh hưởng đến đường huyết nhiều nhất là chế độ ăn mỗi ngày.

Việc chế biến cũng như lựa chọn nguyên liệu làm thức ăn cũng ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết.
Với các thực phẩm có 3 loại chỉ số đường huyết:
– Thực phẩm có đường thấp như thịt, cá, các loại quả, hạt và một số loại thảo mộc.
– Thực phẩm có đường trung bình như một số loại giàu protein, chất béo và chất xơ.
– Thực phẩm có đường cao như tinh dầu và đường.

Cùng đó là việc chế biến như độ chín, sự phối hợp các đồ ăn với nhau cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến đường huyết của người sử dụng thực phẩm

Ngoài chế độ ăn, đường huyết của mỗi người còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác:

  • Tập thể dục
    Việc hoạt động tập thể dục mỗi ngày có khả năng làm giảm đường huyết trong cơ thể. Do vậy, bạn đọc cần có một bài tập hợp lý nhẹ nhàng phù hợp với bản thân để tập thể dục mỗi ngày, tránh tập quá sức gây nên tụt đường huyết. Cùng đó đối với người có mức đường huyết bất thường, cần sử dụng máy đo đường huyết để theo dõi chỉ số thường xuyên, cân nhắc trong vận động.
  • Bệnh lý kèm theo như sốt hay bị viêm. Người bị bệnh lý này thường xuyên có thể gặp tình trạng tăng đường huyết.
  • Thời gian ngủ: khi ngủ không đủ hay quá dư thừa mỗi ngày đều gây nên sự thay đổi về đường huyết do sự tác động vào insulin của cơ thể
  • Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,…có thể làm giảm nồng độ đường trong máu.
  • Rối loạn kinh nguyệt hay tăng đường huyết trong thời kì mang thai.
  • Cân nặng và sử dụng thuốc.
Những yếu tố ảnh hường đến đường huyết
Những yếu tố ảnh hường đến đường huyết

Đường huyết của người bình thường

Ở người, chỉ số đường huyết được đánh giá là bình thường dựa vào thời điểm đo với thông số sau:

  • Đo đường huyết bất kỳ thời điểm nào: nhỏ hơn 7,8 mmol/l hay 140 mg/dl.
    Thời điểm mẫu được lấy xét nghiệm là bất cứ lúc nào trong ngày và chỉ số đạt được yêu cầu trên là chỉ số bình thường.
  • Đo đường huyết trước bữa ăn ( khi đói): nhỏ hơn 5,6 mmol/l hay 100 mg/dl.
    Thời điểm người được đo chỉ số đường huyết là 8 giờ kể từ bữa ăn trước đó và mẫu được lấy vào buổi sáng. Chỉ số đem lại là bình thường khi nó nằm trong khoảng từ 3.9 – 5 mmol/l.
  • Đo đường huyết sau bữa ăn: nhỏ hơn 10 mmol/l hay 180 mg/dl.
    Chỉ số này đánh giá nồng độ đường glucose trong máu sau khoảng từ 1-2 giờ ăn. Người bệnh có thể ăn bữa ăn trước đó 1-2 giờ sau đó được lấy mẫu và làm xét nghiệm đánh giá.
  • Đo chỉ số HbA1C: nhỏ hơn 5,7%.
    Chỉ số HbA1C là chỉ số của Hemoglobin A1C. Chỉ số này được biết đến nhiều trong các xét nghiệm để bác sĩ chẩn đoán bệnh đái tháo đường.

Xem thêm: Tổng quan bệnh tiểu đường: nguyên nhân, biểu hiện & phòng bệnh

Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số đường huyết của mỗi người không được thấp hơn 3,9 mmol/l hay 70 mg/dl. Nếu chỉ số thấp hơn là lúc này người được xét nghiệm đang bị tụt đường huyết. Bệnh lý này rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Ngoài ra nếu bệnh nhân bị đường huyết cao hơn mức quy định, cần kiểm tra lại chức năng của tuyến tụy và hoạt động của các insulin cũng như chế độ ăn để được điều trị và ngăn ngừa các hậu quả có thể xảy ra do tăng đường huyết.

Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?
Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?

Mức đường huyết nguy hiểm dẫn đến hậu quả gì?

Đường huyết bất thường có thể gây nên một số bệnh. Cùng đó là các triệu chứng nghiêm trọng về thần kinh và thể lực của người bị bệnh.

Đường huyết hạ thấp, người bệnh có thể gặp các tình trạng choáng váng, đau đầu, mệt mỏi. Nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng hôn mê dẫn tới tử vong nếu bệnh nhân không được đưa đi cấp cứu kịp thời.

Ở mức độ cao với chỉ số hơn 10 mmol/, người bệnh có thể gặp các triệu chứng trên thần kinh, não. Ngoài ra tại mắt, thận, mạch máu cũng bị ảnh hưởng của đường huyết. Ở mức độ chỉ số cao, người bệnh có thể mắc bệnh lý đái tháo đường hoặc có thể rơi vào các trạng thái hôn mê sâu.

Do vậy, ở những người có chỉ số đường huyết bất thường hay được dự đoán bệnh đái tháo đường trong tương lai cần chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát tốt lượng đường trong máu, phòng các biến chứng do đường huyết gây ra.

Xem thêm: Hướng dẫn cách giảm cân cho người tiểu đường an toàn và hiệu quả

Cách kiểm tra chỉ số đường huyết nguy hiểm

Đối với những người đã bị bất thường về chỉ số đường huyết và dự đoán nguy cơ mắc bệnh về đường huyết cần kiểm tra thường xuyên và theo dõi định kỳ. Sau đây là một số cách kiểm tra chỉ số đường huyết:

  • Máy cảm biến theo dõi đường huyết.

Thiết bị này thường được sử dụng nhiều ở người đã mắc bệnh về đường huyết và cần theo dõi thường xuyên và liên tục. Máy sẽ theo dõi và ghi lại chỉ số đường huyết thường xuyên và nếu có bất thường sẽ báo ngay cho bạn biết. Tùy tiện lợi và dễ sử dụng nhưng máy cảm biến vẫn có thể bị bị sai số chút. Do đó nếu máy báo lượng đường huyết của bạn bất thường, cần đo lại ngay với máy đo đường huyết.

  • Máy đo đường huyết.

Máy được sử dụng nhiều và cho kết quả chính xác. Chỉ sau khoảng thời gian ngắn từ 18-20 giây đã cho kết quả đường huyết chính xác.

Máy được đo với mẫu thử là máu nhỏ vào que thử, đưa vào máy và đo đường huyết tại đó.

  • Kiểm tra đường huyết vào bất kỳ thời điểm nào hoặc trước hay sau bữa ăn.

Để đánh giá chỉ số đường huyết có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào thời điểm đo. Người đo đường huyết có thể kiểm tra bất cứ lúc nào hoặc sau ăn 1 đến 2 tiếng hay vào buổi sáng sau khi ăn 8 tiếng. Chỉ số đường huyết lúc này sẽ phản ánh tình trạng đường glucose trong cơ thể như thế nào. Từ đó kiểm soát và có các phương thức điều trị.

Cách kiểm tra chỉ số đường huyết nguy hiểm
Cách kiểm tra chỉ số đường huyết nguy hiểm

Xử trí khi đường huyết bất thường

Khi kết quả kiểm tra đường huyết xuất hiện các dấu hiệu bất thường, người bệnh đừng quá lo lắng sợ hãi vì ảnh hưởng tâm lý cũng tác động lên đường huyết. Lúc này, người nhà cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả nhất. Cùng đó có thể ngăn ngừa các biến chứng về sau.

Tuy nhiên nếu người bệnh bị tụt đường huyết mạnh, người nhà cần bổ sung ngay lập tức cho người bệnh một cốc nước đường để có thể nâng đường huyết lên, tránh biến chứng hôn mê, ảnh hưởng thần kinh, não bộ. Cùng lúc đó đưa bệnh nhân đến cơ quan y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Cách duy trì đường huyết ổn định

Đường huyết bất thường gây ra rất nhiều hậu quả cho người bệnh. Do vậy, mỗi người cần biết cách duy trì đường huyết của bản thân luôn được giữ ở mức ổn định.

Thay đổi chế độ ăn

Tránh các đồ ăn có hàm lượng carbohydrate, đường cao. Một số loại thực phẩm người bị cao đường huyết nên ăn:

  • Một số trái cây: táo, cam, chanh, bưởi,…
  • Các loại rau không chứa tinh bột: bông cải xanh, súp lơ trắng, cà rốt, rau bina, cà chua,…
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch,…
  • Một số họ đậu như đậu lăng, đậu đen, đậu xanh,…

Ngoài ra, với người có đường huyết bình thường, duy trì chế độ ăn với các thực phẩm:

  • Các loại thịt như thịt bò, thịt lợn,…
  • Một số hải sản như tôm, cá thu, cá cơm,…
  • Các gia cầm như gà, vịt,…
  • Dầu như dầu ô liu, dầu dừa, dầu thực vật.
  • Các loại hạt: hạt chia, hạt mè, hạt gai dầu, hạt lanh, quả óc chó,…
  • Một số thảo mộc và gia vị: nghệ, thì là, thì là, húng quế, hương thảo,…

Đối với người bị đường huyết thấp, lượng đường cần bổ sung là hàng ngày, người bệnh có thể ăn thức ăn giàu carbohydrate và đường. Tuy nhiên không nên lạm dụng đồ ăn tránh các hậu quả không mong muốn có thể xảy ra, thực phẩm chỉ nên bổ sung vài ngày trong tuần. Một số thực phẩm như:

  • Bánh mì: bánh mì trắng, bánh mì tròn,…
  • Gạo: gạo trắng, gạo nếp, gạo tẻ,…
  • Ngũ cốc: yến mạch, ngũ cốc ăn sáng
  • Một số rau: khoai tây, khoai lang,…
  • Đồ nướng: bánh ngọt, bánh rán, bánh quy,…
  • Đồ ăn nhẹ: sô cô la, bánh quy giòn, bỏng ngô,…
  • Đồ uống có đường: soda, nước hoa quả,…
Cách duy trì đường huyết ổn định
Cách duy trì đường huyết ổn định

Thay đổi lối sống

  • Tránh thức khuya, cần ngủ đủ giấc mỗi ngày.
  • Vận động tập thể dục theo sức khỏe.
  • Tránh các chất kích thích.
  • Giảm cân đối với tình trạng béo phì.

Sử dụng thuốc

Cùng với việc tuân thủ chế độ ăn là sử dụng thuốc. Với các bệnh nhân gặp tình trạng chỉ số đường huyết bất thường cần kiểm tra và tuân thủ đơn thuốc điều trị của các y dược sĩ để điều trị bệnh. Từ đó giữ cho đường huyết ở mức ổn định, ngăn ngừa các biến chứng hậu quả có thể xảy ra.

Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về chỉ số đường huyết. Mong rằng qua đây, bạn đọc có thể hiểu hơn về chỉ số đường huyết và biết cách duy trì đường huyết ổn định. Qua đó, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cho cả gia đình.