Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Dấu hiệu, điều trị và chế độ ăn

Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ, mà còn tác động xấu tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Bạn nên trang bị cho mình thêm những thông tin cần thiết về tiểu đường thai kỳ để mẹ và bé luôn an toàn, khỏe mạnh. Hãy cùng https://www.thitruongnuocngoai.vn/ tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ còn có cái tên khác là Đái tháo đường thai kỳ. Đây là tình trạng rối loạn dung nạp glucose khởi phát và được phát hiện lần đầu tiên trong giai đoạn mang thai. Phần lớn tiểu đường thai kỳ không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện ra bệnh. Bệnh sẽ âm thầm tiến triển và có thể biến mất sau khoảng 6 tuần sau khi sinh.

Tiểu đường thai kỳ chiếm tỷ lệ không lớn trên tất cả phụ nữ có thai (từ 3% – 7%). Nhưng nó có thể gây nhiều nguy cơ cho cả mẹ và bé nếu không được điều trị.

Có người có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ gồm:

  • Những đối tượng bị thừa cân hay béo phì
  • Đối tượng mà tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường
  • Đối tượng đã sinh con với cân nặng ≥ 4kg
  • Đối tượng có tiền sử rối loạn dung nạp glucose ở những lần mang thai trước hay đã từng có kết quả xét nghiệm (+) glucose niệu,…

Nguyên nhân của tiểu đường thai kỳ

Giai đoạn mang thai khiến cơ thể người mẹ rất nhạy cảm và thay đổi rất nhiều để đáp ứng cho cả mẹ và bé.

Khi mang thai, bào thai và nhau thai tham ra sản xuất nhiều loại hormon ảnh hưởng tới của cơ thể mẹ gây kháng insulin. Theo cơ chế bình thường, cơ thể mẹ sẽ tăng tiết insulin để đảm bảo chức năng cân bằng đường huyết.

Nếu trường hợp bất thường, cơ thể mẹ không thỏa mãn được lượng insulin cơ thể cần sẽ dẫn tới hậu quả làm tăng đường huyết hay còn gọi tình trạng tiểu đường thai kỳ.

Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ

Đối với đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu sẽ ít có những triệu chứng bệnh đặc trưng. Tuy nhiên, mẹ bầu sẽ có một số các triệu chứng như triệu chứng của bệnh đái tháo đường thông thường gồm:

Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ
Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ là khát nước, đi tiểu nhiều lần trong ngày
  • Rơi vào tình trạng cảm thấy rất khát nước, uống nhiều nước và đi tiểu nhiều lần trong ngày. Thấy nước tiểu có hiện tượng bị kiến bâu nếu không đi tiểu trực tiếp vào bồn cầu.
  • Vùng kín của mẹ bầu gặp vấn đề khó chịu, ngứa ngáy và có thể bị nấm
  • Khi bị thương hay xước ngoài da, vết thương sẽ lâu lành hơn bình thường
  • Mặc dù mẹ bầu ăn uống đầy đủ chất nhưng lại gặp tình trạng sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Mẹ bầu có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, cơ thể thiếu năng lượng, buồn chán.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Các biến chứng có thể gặp

Khi cơ thể rơi vào tình trạng rối loạn chuyển hóa, lượng insulin không đáp ứng đảm bảo chức năng cân bằng đường huyết. Nếu không được kiểm soát kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng tới mẹ như thế nào?

Khi người mẹ bị đái tháo đường thai kỳ sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, vì thế cần được theo dõi cẩn thận. Các biến chứng mẹ bầu có thể gặp gồm:

  • Mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị tiền sản giật, sản giật cao hơn rất nhiều, có thể tới 4 – 5 lần so với các sản phụ bình thường khác.
  • Nguy cơ nhiễm trùng, băng huyết sau sinh cao,…
  • Sản phụ có thể gặp nguy cơ khó sinh, vì thế có thể gây ảnh hưởng tới em bé sau sinh. Vì lượng đường huyết trong máu của mẹ cao sẽ truyền vào máu con, dẫn tới lượng đường huyết trong máu con cũng cao. Vì thế, cơ thể con sẽ tăng tiết insulin dẫn tới khung xương vai phát triển nhanh khiến vai bé rộng. Điều này gây khó khăn trong quá trình sinh, còn có thể khiến bé bị gãy xương do vai rộng hay tổn thương não trong khi sinh.
  • Ngoài ra sản phụ còn có thể gặp một số các vấn đề nguy hiểm khác như: sinh non, đa ối, vỡ ối gây nguy hiểm cho em bé. Và nguy hiểm nhất có thể gặp phải là thai chết lưu.

Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Khi mẹ bị đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm để kiểm soát thì tình trạng này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của thai nhi.

  • Em bé sau khi sinh sẽ có nguy cơ gặp hội chứng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh. Vì tuyến tụy vẫn đang tăng sinh insulin để đảm bảo chức năng cân bằng đường huyết do lượng đường cao ở máu mẹ tác động. Do đó, bé sẽ gặp tình trạng hạ đường huyết sau khi được đưa ra khỏi cơ thể mẹ. Bé sẽ có thể gặp tình trạng co giật, tổn thương não nếu không được phát hiện kịp thời.
  • Vấn đề này cũng có thể khiến thai nhi chậm lớn hay thai to, phổi chậm phát triển, dị tật hay nguy hiểm hơn là tử vong
  • Nếu sản phụ bị thừa cân hay đái tháo đường thai kỳ, em bé sau khi sinh sẽ có nguy cơ mắc béo phì cao hơn gấp 3 – 4 lần so với sản phụ bình thường.
  • Trẻ sơ sinh cũng có thể mắc hội chứng suy hô hấp do: thứ nhất là phổi của trẻ chậm phát triển; thứ hai là do trẻ bị sinh non nên phổi chưa phát triển hoàn toàn.
  • Trong vòng 28 ngày đầu sau sinh em bé có nguy cơ mắc chứng vàng da sau sinh cao hơn bình thường.
Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Trẻ có nguy cơ vàng da sau sinh cao hơn bình thường

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một trong những xét nghiệm mà những sản phụ có nguy cơ cao với tiểu đường thai kỳ nên thực hiện.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống, là cách dùng để phát hiện đái tháo đường thai kỳ và thực hiện trong giai đoạn tuần thai thứ 24 – 28.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thực hiện trong giai đoạn tuần thai thứ 24 – 28

Chỉ số tiểu đường thai kỳ

Theo WHO khuyến cáo nên sử dụng “Nghiệm pháp dung nạp glucose 75 gam trong 2 giờ” để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. Các bước tiến hành xét nghiệm với các tiêu chuẩn như sau (sử dụng với máu đường tĩnh mạch):

  • Lần 1: Thời gian khám là vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Thực hiện xét nghiệm glucose huyết tương bất kỳ hoặc khi đói cho sản phụ. Xem xét kết quả, nếu glucose huyết khi đói bất thường (≥ 126 mg%) hoặc glucose huyết bất kỳ bất thường (≥ 200mg%) thì chẩn đoán đái tháo đường. Sản phụ sẽ được chuyển tới khoa nội tiết để theo dõi, điều trị.
  • Lần 2: Thời gian khám là vào giữa tuần 24 – 28 của thai kỳ. Sản phụ sẽ được tư vấn để kiểm soát đường huyết của mình, được tìm hiểu thêm các thông tin cần thiết về đái tháo đường thai kỳ. Đặt lịch cho việc thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose 75 gam trong 2 giờ tiếp theo, kèm ghi chú những lưu ý cần thiết.

Theo ADA 2017 mục tiêu chỉ số đường huyết cho sản phụ đái tháo đường thai kỳ là:

  • Đường huyết khi đói ≤ 5.3 mmol/l
  • Đường huyết sau ăn 1 giờ 1h ≤ 7.8 mmol/l
  • Đường huyết sau ăn 2 giờ 1h ≤ 7.8 mmol/l

Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ có chi phí nằm ở mức bình thường. Chi phí dao động từ 80.000 đồng đến 250.000 đồng, sự dao động này là do phương pháp sử dụng và tùy thuộc vào các cơ sở thực hiện xét nghiệm.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu?

Hiện nay, ngành y học đang ngày càng phát triển và hoàn thiện tốt hơn. Hệ thống bệnh viện trên cả nước đều có khả năng thực hiện xét nghiệm này. Sau khi khám, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên môn tư vấn, đưa lời khuyên điều trị phù hợp với mỗi cá nhân.

Điều trị tiểu đường thai kỳ

Liệu pháp dinh dưỡng là phương pháp được áp dụng đầu tiên cho bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ. Sản phụ cần thay đổi, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tập luyện của bản thân để cân bằng lại đường huyết.

Đã có nghiên cứu thống kê khoảng 70 – 80% sản phụ tiểu đường thai kỳ đã điều chỉnh được mức đường huyết về bình thường nhờ liệu pháp dinh dưỡng này, mà không cần tác động bởi thuốc.

Nếu đã dùng liệu pháp dinh dưỡng mà đường huyết vẫn không trở về mức bình thường, khi này cần sử dụng insulin trong điều trị. Phải dùng insulin vì nhiều thuốc khác dùng cho bệnh nhân đái tháo đường chưa được kiểm chứng độ an toàn trên phụ nữ có thai.

Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ

Như đã phân tích thì chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của việc điều chỉnh lại đường huyết máu của sản phụ. Vậy chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý cho các sản phụ bị đái tháo đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Các mẹ bầu cần có chế độ ăn lành mạnh, đảm bảo dinh dưỡng, cụ thể như sau:

  • Đối với bữa sáng: Bữa sáng là bữa ăn rất quan trọng trong ngày. Sản phụ cần thức dậy ăn sáng đầy đủ (nên ăn sáng trước 9 giờ sáng, không nên ăn vào sát giờ ăn trưa). Bữa sáng của bạn có thể là ngũ cốc nguyên hạt, hay trứng và sữa.
  • Bạn cần bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Một ngày cần uống khoảng 1 – 2 lít nước.
  • Rau, củ, quả để bổ sung chất xơ, chất khoáng, vitamin cho cơ thể mẹ. Bạn có thể ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi không chứa tinh bột như: rau diếp, rau cải, súp lơ xanh, đậu bắp, cà rốt,…
  • Cung cấp cho cơ thể thêm những loại thực phẩm giàu protein như Thịt bò, gà,… Các loại trứng, đậu, sữa và các sản phẩm được chế biến từ sữa.
  • Sử dụng dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu,… thay thế cho các loại mỡ
Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ
Mẹ bầu nên ăn nhiều rau, củ, quả

Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì?

  • Hạn chế ăn tinh bột và đường. Vì chúng chứa lượng Carbonhydrat lớn, khi cơ thể hấp thu chất này sẽ làm mức đường huyết tăng cao. Ví dụ như cơm trắng, cơm xôi, bánh mì, bánh – kẹo ngọt, nước ngọt,…
  • Không nên ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt xông khói, mỡ, xúc xích,…

Người mắc tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu không?

Mẹ bầu mắc đái tháo đường thai kỳ cần cân nhắc rất nhiều khi sử dụng các sản phẩm chứa đường. Bạn cần được kiểm tra thai định kỳ để nắm được tình trạng đường huyết và sức khỏe của bản thân. Từ đấy mà lựa chọn ra các sản phẩm sữa bầu với lượng đường phù hợp.

Trên thị trường ngày nay, ngoài các loại sữa bầu thông dụng còn có nhiều loại sữa dành riêng cho mẹ bầu mắc đái tháo đường thai kỳ.

Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Để phòng tránh được tiểu đường thai kỳ, đầu tiên các sản phụ phải hiểu rõ được các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bạn phải theo dõi lượng đường huyết trong máu của mình, giữ nó luôn ở mức độ bình thường. Nếu gia đình có tiền sử về đái tháo đường bạn càng phải cẩn thận hơn về chế độ dinh dưỡng và tập luyện.

Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ
Luôn giữ thói quen ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên

Luôn giữ thói quen ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên là một lợi thế lớn trong phòng tiểu đường thai kỳ. Giữ cân nặng hợp lý với sức khỏe thai phụ, không nên giảm cân trong quá trình đang mang thai. Như vậy sẽ tác động không tốt tới sự phát triển của thai nhi.

Thực hiện đúng lịch kiểm tra sức khỏe thai kỳ, tuân thủ các hướng dẫn, lời khuyên của cán bộ y tế.

Đây là một số thông tin bạn nên biết về đái tháo đường thai kỳ, chúng sẽ phần nào giúp được bạn hiểu hơn về bệnh để luôn giữ cho mình sức khỏe tốt nhất. Nếu có thêm thắc mắc hay cần thêm thông tin cụ thể hơn, bạn hãy liên hệ tới hotline để nhận thêm tư vấn.

Dược sĩ Đỗ Ánh

Dược sĩ Đỗ Ánh - Dược sĩ được đào tạo chính quy bởi trường đại học Dược Hà Nội.