Bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Cách triệu chứng của bệnh

Hiện nay, con người không còn lo nghĩ nhiều đến việc thiếu ăn, thiếu mặc nữa mà đa số sẽ quan tâm đến việc làm sao để ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, hợp lý và không gây ra tình trạng bệnh tật. Bởi một chế độ ăn quá mức cũng có thể khiến cho chúng ta gặp phải các bệnh lí tương đối nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Một trong số đó phải kể đến tình trạng gan nhiễm mỡ. Tỷ lệ mắc gan nhiễm mỡ đang có xu hướng tăng dần theo thời gian

Vậy bài viết dưới đây Thị trường nước ngoài sẽ cùng tìm hiểu về gan nhiễm mỡ. Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và các phương pháp điều trị bệnh lí gan nhiễm mỡ nhé.

Gan nhiễm mỡ là gì?

Bệnh gan nhiễm mỡ là gì?
Bệnh gan nhiễm mỡ là gì?

Gan nhiễm mỡ hay còn có tên gọi khác là bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (được kí hiệu là NAFLD).

Đây là bệnh lí mà một số tiểu thuỳ gan bị viêm hoặc xơ hoá hay sự xuất hiện các giọt mỡ do biến đổi của một số hạt nhỏ trong gan mà không phải do viêm dù cho người bệnh không hề có những nguyên nhân gây thứ phát ảnh hưởng đến gan như nghiện hay sử dụng quá nhiều rượu, sử dụng một số thuốc,…. Chính vì vậy, chúng cũng được chia làm 2 loại là Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (kí hiệu là NASH) và Gan nhiễm mỡ không do rượu (kí hiệu là NAFL).

Các chuyên gia cho biết một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ là do người bệnh mắc phải Hội chứng chuyển hoá. Có tới 50 – 80% bệnh nhân bị rối loạn chuyển hoá, tiểu đường, thừa cân, rối loạn lipid máu cũng bị mắc gan nhiễm mỡ.

Các mức độ gan nhiễm mỡ

Trình trạng gan nhiễm mỡ được chia thành từng mức độ tuỳ theo giai đoạn tiến triển của nó:

Gan nhiễm mỡ độ 1

Đây là giai đoạn mà bệnh còn ở mức độ nhẹ nhất, gan bắt đầu xuất hiện những biến đổi bất thường. Ở giai đoạn này, lượng mỡ trong gan có thể lên tới mức 10% so với khối lượng gan (trong khi chỉ số mỡ gan bình thường vào khoảng 3 – 5%).

Gan nhiễm mỡ độ 2

Lượng mỡ trong gan lúc này sẽ ở mức cao hơn so với giai đoạn 1 (có thể lên tới 10 – 25% so với khối lượng gan). Tuy nhiên, ở giai đoạn này người bệnh sẽ rất khó khăn trong việc phát hiện liệu mình có bị gan nhiễm mỡ không bởi các triệu chứng vẫn ở mức thầm lặng, không rầm rộ.

Gan nhiễm mỡ độ 3

Là cấp độ cuối cùng và nghiêm trọng nhất, nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển lên xơ gan, ung thư gan và thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Ở giai đoạn này, lượng mỡ trong gan của người bệnh ở mức khá cao (khoảng 30%).

Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ 

Nguyên nhân dẫn đến việc gan nhiễm mỡ
Nguyên nhân dẫn đến việc gan nhiễm mỡ

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh mà chúng ta thường gặp:

  • Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lí về rối loạn chuyển hoá, béo phì, tăng lipid máu hay đái tháo đường,…
  • Công việc hay trong cuộc sống hàng ngày phải tiếp xúc với kim loại cực kì độc như Asen vô cơ trong một thời gian dài và liên tục
  • Bệnh nhân bị rối loạn quá trình phân phối các loại acid béo tự do từ bên ngoài vào gan (FFAs) và quá trình tổng hợp các acid béo trong gan.
  • Quá trình oxy hoá các acid béo (FFAs) bị ức chế, khiến lượng acid béo trong cơ thể gia tăng và sẽ được chuyển đến gan nhiều hơn, gây ra gan nhiễm mỡ.
  • Tình trạng viêm gan nhiễm mỡ thường là do các tế bào hình sao trong gan được kích thích, khởi phát quá trình viêm, tăng sản sinh Collagen, lâu dần có thể dẫn đến tình trạng xơ gan.
  • Quá trình bài tiết và tổng hợp VLDL (hay còn gọi là Cholesterol tỉ trọng rất thấp) bị ức chế, khiến cho lượng VLDL ở gan giảm thấp, từ đó giảm nồng độ VLDL trong huyết tương.
  • Bên cạnh đó, việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh như Methotrexate (trị ung thư), Amiodarone (thuốc chống loạn nhịp), …. cũng có thể nằm trong nhóm nguyên nhân gây ra bệnh lý gan nhiễm mỡ.
  • Các rối loạn chuyển hoá đường và lipid trong cơ thể như rối loạn khả năng tạo Glycogen, tình trạng homocystin niệu,…
  • Nghiện rượu, hoặc uống lượng lớn rượu trong một khoảng thời gian dài.
  • Bạn cũng cần chú ý giữ chế độ ăn hợp lý bởi tình trạng thiếu dinh dưỡng, cơ thể suy yếu do giảm cân không đúng cách, suy dinh dưỡng ở mức độ nặng cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ.
  • Một số bệnh lý mắc kèm như Celiac hay bệnh Wilson,…

Xem thêm: Bệnh đái tháo đường: Nguyên nhân, Triệu chứng & Các biến chứng bệnh

Triệu chứng bệnh gan nhiễm mỡ 

Triệu chứng gan nhiễm mỡ
Triệu chứng gan nhiễm mỡ

Khác với những bệnh lý khác trên cơ thể, dù cho đến giai đoạn 2 của bệnh thì các triệu chứng vẫn rất mờ nhạt, không rõ ràng nên sẽ rất khó phát hiện cho đến khi chuyển sang mức độ nặng hơn hoặc có thêm các phương pháp chẩn đoán kèm theo.

Thông thường, tình trạng máu nhiễm mỡ thường chỉ được phát hiện do siêu âm, nội soi, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng không cản quang hay chụp cộng hưởng từ bằng hình ảnh.

Các triệu chứng khởi phát của gan nhiễm mỡ cũng không hề đặc hiệu, bệnh nhân có thể gặp phải những khó chịu ở góc phần tư phía trên hoặc phía bên phải cơ thể, rất khó phân biệt với các bệnh lý khác. 

Lúc này, việc xem xét lại tiền sử, lối sống và sinh hoạt của người bệnh là điều vô cùng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được bác sĩ chỉ định thêm sinh thiết gan, xét nghiệm các chỉ số men gan (AST và ALT).

Một triệu chứng rất phổ biến mà hầu hết những người bệnh gan nhiễm mỡ đều gặp phải đó là mệt mỏi. Kèm theo đó là cảm giác vùng bụng bị đau âm ỉ hoặc có những cơn đau nhói, cảm thấy khô miệng, khát nước, chướng bụng và sinh lý giấc ngủ cũng dễ bị thay đổi.

Khi đến giai đoạn cuối của gan nhiễm mỡ, bệnh có thể tiến triển lên xơ gan, thậm chí là ung thư gan với các biểu hiện triệu chứng:

  • Rối loạn tiêu hoá: chán ăn, ăn không ngon, buồn nôn, nôn.
  • Rối loạn chức năng gan: xuất hiện nhiều hơn các triệu chứng viêm và ngứa, gây khó chịu, cùng với đó bệnh nhân có thể bị vàng da, cổ trướng
  • Máu: hiện tượng rối loạn đông máu, dễ bị chảy máu kéo dài khi bị tổn thương.

Trong lâm sàng, các kết quả chụp chiếu có thể cho ta thấy hình dạng thay đổi bất thường của những người gan nhiễm mỡ giai đoạn cuối, đặc biệt là triệu chứng gan to do sự hình thành của các khối mỡ trong gan.

Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Các khảo sát cho thấy tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân có gan nhiễm mỡ ngày càng tăng cao. Bởi gan nhiễm mỡ thường dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hoá, từ đó bệnh nhân dễ mắc phải những bệnh lý mắc kèm như tim mạch, huyết áp và bệnh nhân tử có gan nhiễm mỡ tử vong đa số là vì nguyên nhân này.

Các chuyên gia cũng cho biết gan nhiễm mỡ là một bệnh có tiến triển khá chậm, nên nếu được phát hiện càng sớm thì khả năng điều trị khỏi sẽ càng dễ dàng và hiệu quả hơn. Gan nhiễm mỡ độ 1 (Nhiễm mỡ đơn thuần) có thể không tiến triển tiếp mà tự hồi phục lại được còn với trường hợp gan nhiễm mỡ độ 3 có thể tiến triển lên xơ gan thì khi đó chúng ta cũng chỉ có thể cải thiện triệu chứng, không thể hồi phục lại cấu trúc gan như ban đầu. Thông thường, chúng ta hay phát hiện bệnh ở giai đoạn 2, giai đoạn 3 thậm chí là khi đã xuất hiện biến chứng.

có thể hồi phục và không tiến triển, trong khi NASH có thể tiến triển thành xơ gan. Trong hơn 13 năm theo dõi, sự tiến triển của xơ gan chiếm 41% trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Ekstedt và cộng sự. Một phân tích tổng hợp được thực hiện bởi White và cộng sự, cho thấy rằng trong nhóm thuần tập NADLF hoặc NASH có ít hoặc không có trường hợp xơ gan, nguy cơ phát triển HCC là tối thiểu ở mức 0 đến 3% trong vòng 20 năm và trong nhóm thuần tập với NASH bị xơ gan thì rủi ro cao ở mức 2,4% trong bảy năm.

ệnh nhân NAFL (bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu) có chi phí chăm sóc sức khỏe cao hơn 26% trong 5 năm theo dõi

Một số nghiên cứu cho thấy rằng nếu có can thiệp sớm trước khi bắt đầu xơ hóa thì tiên lượng rất tốt. Tuy nhiên, nếu điều trị chậm trễ, và bệnh gan phát triển ở giai đoạn cuối thì tiên lượng rất xấu. 

Biến chứng của gan nhiễm mỡ

Nếu bệnh lý Gan nhiễm mỡ kéo dài, tỷ lệ mỡ trong gan tăng dần mà không được kịp thời phát hiện cũng như có các biện pháp xử trí hợp lý thì Gan nhiễm mỡ có thể tiến triển, gây ra các biến chứng nghiêm trọng đối với người bệnh.

Một số biến chứng thường gặp của gan nhiễm mỡ như:

  • Các bệnh lý tim mạch: xơ vữa động mạch, rối loạn huyết áp do không chuyển hoá được các chất đi qua gan.
  • Người bệnh có thể bị cổ trướng, suy giảm chức năng gan thậm chí là ung thư gan.
  • Một số có thể bị giảm khả năng cảm thụ của receptor Insulin gây ra bệnh đái tháo đường typ 2.
  • Một số khác lại có thể gặp phải tình trạng tĩnh mạch thực quản bị giãn.

Mức độ trầm trọng của các biến chứng sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng của Gan nhiễm mỡ.

Phương pháp phòng bệnh

Bởi Gan nhiễm mỡ là bệnh lí rất khó phát hiện, các biểu hiện của nó cũng không đặc trưng mà biến chứng lại thường nguy hiểm nên việc phòng tránh bệnh ngay từ đầu là điều cần thiết.

Các chuyên gia khuyến cáo:

  • Hạn chế các đồ uống có cồn như rượu, bia là điều cực kì cần thiết.
  • Bên cạnh đó, việc hút thuốc lá cũng là một trong những điều không được khuyến cáo.
  • Bạn cũng không nên dùng các loại thuốc gây hại cho gan, nhất là cá tình trạng quá liều paracetamol,…
  • Chế độ ăn uống, dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất, không thừa cũng không thiếu quá nhiều.
  • Mỗi người nên tập cho mình thói quen tập luyện thể dục và sinh hoạt điều độ, hợp lí để duy trì sức khoẻ cơ thể, giảm các bệnh lý không đáng có.
  • Nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Các nghiên cứu cho thấy ở những người bệnh thừa cân, việc giảm 3 – 5% khối lượng cơ thể cũng sẽ giúp cho bệnh gan nhiễm mỡ có dấu hiệu cải thiện rất tốt nhưng giảm cân quá mức, trên 10% lại có thể gây hoại tử tế bào gan.
  • Người bệnh có thể tham gia các khoá học về những tình trạng bệnh lý trên gan, bệnh gan nhiễm mỡ để có đầy đủ kiến thức cho bản thân về tình trạng này. Từ đó có các biện pháp phù hợp nhất cho bản thân.
  • Nếu có bất kì dấu hiệu nào khác thường cần thông báo với bác sĩ để có những lời khuyên và tư vấn phù hợp.
  • Điều trị thật tốt những bệnh lý mắc kèm như huyết áp, tim mạch,…
  • Và các chuyên gia khuyến cáo mỗi người dân nên kiểm tra sức khoẻ toàn diện định kì mỗi 6 tháng để đảm bảo sức khoẻ và phát hiện các vấn đề bất thường từ sớm.
Khám sức khoẻ định kỳ để tầm soát bệnh
Khám sức khoẻ định kỳ để tầm soát bệnh

Điều trị gan nhiễm mỡ

Việc điều trị gan nhiễm mỡ ban đầu cũng bắt đầu từ các yếu tố tương tự như trong phòng bệnh: duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, kiểm soát cân nặng và điều trị các bệnh mắc kèm một cách hiệu quả,…

Các thuốc được khuyến khích dùng trong điều trị Gan nhiễm mỡ:

Một số nhóm thuốc điều trị gan nhiễm mỡ
Một số nhóm thuốc điều trị gan nhiễm mỡ
  • Metformin: tuy thuốc không ảnh hưởng đến hoạt động của gan nhưng sẽ giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường.
  • Vitamin E thường được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân đã được tiến hành sinh thiết gan xác định bệnh và người bệnh không bị tiểu đường.
  • Dầu cá, bổ sung Omega – 3 và các dưỡng chất, cải thiện sự minh mẫn, tốt cho sức khoẻ
  • Thuốc ức chế enzym lipase ở dạ dày và tuyến tụy như Orlistat,…

Với những bệnh nhân đã tiến triển đến giai đoạn cuối, gây xơ gan mức độ nặng thì chỉ định ngoại khoa có thể được khuyến cáo, bệnh nhân có thể sẽ được ghép gan nếu có đủ điều kiện.

Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào và khi cơ thể có các triệu chứng bất thường để đảm bảo sức khỏe, xử lí kịp thời những rủi ro có thể gặp.

Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ hữu ích với bạn. Hãy giữ cho mình cơ thể khoẻ mạnh để cuộc sống thêm tươi đẹp hơn nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK541033/#