Dấu hiệu bệnh tiểu đường cần lưu tâm và cách phòng ngừa hiệu quả

Tiểu đường là một trong những bệnh lý có tỷ lệ số người mắc cao nhất trên thế giới hiện nay. Được coi là “kẻ giết người thầm lặng”, bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên cơ thể. Việc phòng tránh và phát hiện sớm bệnh tiểu đường là những yếu tố quan trọng trong điều trị hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường. Vậy bệnh tiểu đường là gì? Dấu hiệu bệnh tiểu đường ra sao và phòng tránh như thế nào? Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin trên trong bài viết này của Thị trường nước ngoài.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (hay còn có tên gọi thông dụng khác là bệnh đái tháo đường), là một loại bệnh thuộc nhóm bệnh chuyển hoá. Tiểu đường gây ra hiện tượng nồng độ glucose trong máu của người bệnh luôn ở mức cao hơn bình thường, và có thể dẫn đến các rối loạn chuyển hoá khác.

Insulin là một hormon tuyến tụy. Chúng có vai trò vận chuyển đường từ máu vào tế bào để dự trữ hoặc tạo năng lượng, tham gia vào các hoạt động sống của cơ thể. Đối với bệnh nhân tiểu đường, có sự bất thường trong hoạt động sản sinh hoặc sử dụng insulin, khiến cho một lượng lớn đường tồn tại trong máu mà không thể di chuyển vào tế bào.

Bệnh lý đái tháo đường nếu không được điều trị hiệu quả, kịp thời thì sẽ có nguy cơ gây biến chứng lên thần kinh, thận, mắt và các cơ quan khác.

Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là gì?

Phân loại bệnh tiểu đường

Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm hiểu và phân loại bệnh tiểu đường thành các loại khác nhau:

Tiểu đường type 1: Đây là một loại bệnh tự miễn. Trong trường hợp này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bệnh nhân sẽ tấn công và phá hủy các tế bào của tuyến tụy – nơi insulin được sản sinh. Từ đó cơ thể không thể tạo ra insulin, glucose máu không được vận chuyển vào tế bào và luôn ở mức cao. Bệnh tiểu đường type 1 chiếm khoảng 10% tổng số bệnh nhân tiểu đường hiện nay.

Tiểu đường type 2: Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả, dẫn đến insulin – mặc dù có nồng độ bình thường hoặc cao – nhưng cũng không thể vận chuyển đường vào tế bào. Qua đó một lượng lớn đường tích tụ trong máu.

Tiền tiểu đường: đây là tình trạng nồng độ đường trong máu của bệnh nhân cao hơn bình thường, nhưng chưa quá cao để có thể chẩn đoán kết luận bệnh nhân bị tiểu đường type 2.

Tiểu đường thai kỳ: là hiện tượng đường huyết tăng cao trong quá trình mang thai của thai phụ. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do nhau thai tiết ra một loại hormon ức chế insulin, làm cho đường glucose tích tụ một lượng lớn trong máu mà không thể vận chuyển vào tế bào.

Xem thêm: [Giải đáp] Bệnh tiểu đường có lây không? Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Các yếu tố như gia đình, di truyền, môi trường, thể trạng, chế độ sinh hoạt, … đều ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Đối với từng loại bệnh tiểu đường, có những nhóm đối tượng nguy cơ cao tương ứng.

Tiểu đường type 1

Tiểu đường type 1 thường biểu hiện ngay trong những giai đoạn sớm của cuộc đời, khoảng dưới 30 tuổi.
Trường hợp có cha mẹ, anh chị em, người trong gia đình mắc bệnh tiểu đường type 1, hoặc mang một số gen nhất định liên quan đến căn bệnh này.

Tiểu đường type 2

Người béo phì, thừa cân.
Người trong khoảng từ 40 – 45 tuổi trở lên.
Trong gia đình có người bị đái tháo đường type 2.
Ít vận động, ít hoạt động thể chất, chế độ rèn luyện thể lực không phù hợp.
Người đang bị tiền tiểu đường, hoặc tiểu đường thai kỳ.
Các đối tượng mắc một số bệnh lý về: cao huyết áp, mỡ trong máu, nồng độ cholesterol hoặc triglycerid cao.
Có tổ tiên hoặc có nguồn gốc là người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Latinh, người Alaska bản địa, người vùng Thái Bình Dương, người Mỹ da đỏ hoặc người Mỹ gốc Á.

Tiểu đường thai kỳ

Người thừa cân, béo phì.
Phụ nữ trên 25 tuổi.
Trong quá khứ đã từng bị tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước.
Trong gia đình có người bệnh đái tháo đường type 2 đồng thời bị đa nang buồng trứng

Đối tượng có nguy cơ mắc tiểu đường
Đối tượng có nguy cơ mắc tiểu đường

Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường là nồng độ đường glucose trong máu tăng cao. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác trên cơ thể, như:

Tăng cảm giác đói: Bệnh nhân có thể thường xuyên cảm thấy đói, ngay cả khi vừa ăn xong. Nguyên nhân là do ở bệnh nhân tiểu đường, lượng glucose không được vận chuyển từ máu vào tế bào, khiến cho các mô và cơ luôn ở trong trạng thái thiếu năng lượng. Khi đó, các mô sẽ liên tục đưa ra tín hiệu đói đến não bộ.

Tăng cảm giác khát, khát nhiều: Khi nồng độ đường trong máu cao, nước sẽ được kéo từ các mô vào trong máu nhằm làm loãng nồng độ glucose trong máu. Quá trình này khiến cho các mô và cơ bị mất nước, dẫn đến bệnh nhân thường xuyên cảm thấy khát và khát cực độ.

Sụt cân: Mặc dù bệnh nhân tiểu đường thường xuyên cảm thấy đói và phải ăn rất nhiều, nhưng họ vẫn có thể bị sụt cân một cách bất ngờ, không chủ đích. Nguyên nhân là do cơ thể không được tiếp nhận đầy đủ Năng lượng từ thực phẩm. Khi đó, có thể sẽ sử dụng đến nguồn năng lượng dự trữ, bao gồm cả chất béo và protein, dẫn đến hậu quả người bệnh bị sụt cân không chủ ý.

Đi tiểu thường xuyên, nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm, lượng nước tiểu tăng: Có 2 nguyên nhân khiến bệnh nhân tiểu đường thường xuyên đi tiểu: cơ thể cố gắng đào thải lượng đường thừa thông qua nước tiểu, hoặc do bệnh nhân uống quá nhiều nước vì tăng cảm giác khát.

Mệt mỏi: Đường là một trong những loại năng lượng chính của cơ thể. Khi bị tiểu đường, bệnh nhân không thể chuyển hóa đường thành năng lượng một cách hiệu quả, dẫn đến cơ thể luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng.

Rối loạn thị giác, mờ mắt: Bệnh võng mạc do tiểu đường là nguyên nhân chính dẫn đến mù lòa tại Mỹ. Ngoài ra, người bị tiểu đường cũng có nguy cơ đục thuỷ tinh thể và tăng nhãn áp cao hơn người bình thường.

Thời gian lành của các vết thương hở, vết loét chậm hơn nhiều: Lượng đường trong máu cao tác động tiêu cực đến các tế bào bạch cầu – Những tế bào có vai trò chính trong việc thực bào, chống lại vi khuẩn và các tác nhân lạ, làm lành vết thương.

Ngoài những triệu chứng chung, còn có một số triệu chứng riêng, khác nhau giữa các loại bệnh tiểu đường như sau:

Dấu hiệu bệnh tiểu đường type 1

  • Tăng cảm giác đói, đói cực độ
  • Cảm giác khát nước tăng dần
  • Sụt cân không chủ ý
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu tăng
  • Mờ mắt
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, rệu rã
  • Có thể thay đổi tâm trạng, tính tình, thay đổi tâm lý

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1 thường có xu hướng khởi phát một cách đột ngột và bất ngờ.

Dấu hiệu bệnh tiểu đường type 2

  • Cảm giác đói tăng dần
  • Tăng cảm giác khát
  • Tăng tần suất đi tiểu và lượng nước tiểu
  • Mờ mắt, rối loạn thị giác
  • Chậm hồi phục, chậm lành các vết thương hở
  • Có nguy cơ gây nhiễm trùng tái phát, do nồng độ glucose tăng cao khiến cơ thể khó chữa lành những tổn thương.

Các triệu chứng này đôi khi biểu hiện rất chậm và từ từ.

Có nhiều người bị tiểu đường type 2 mà không có bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi được khám và chẩn đoán bệnh thông qua khám sức khỏe tổng quát.

Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ

Đa số phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ đều không biểu hiện triệu chứng. Tình trạng này chỉ được phát hiện khi tiến hành xét nghiệm đường huyết hoặc test dung nạp đường miệng vào tuần thai thứ 24 đến 28.

Trong một số ít trường hợp, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có thể tăng cảm giác khát hoặc đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường thường rất mờ nhạt, không điển hình và khó phát hiện. Do đó có nhiều bệnh nhân chủ quan và không điều trị sớm. Khi nhận thấy bản thân xuất hiện những dấu hiệu trên, bạn đọc cần liên hệ với các cơ sở y tế, bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, xác định tình trạng sức khỏe cơ thể một cách chính xác.

Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Dấu hiệu, điều trị và chế độ ăn

Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam giới có gì khác so với phụ nữ?

Do có sự khác nhau về cấu trúc giải phẫu, hoạt động sinh lý, … nên những biểu hiện bệnh tiểu đường của nam giới và nữ giới cũng có sự khác biệt. Cụ thể:

Ngoài những triệu chứng chung, nam giới mắc bệnh tiểu đường còn có những biểu hiện: suy giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, giảm trương lực cơ, giảm sức mạnh cơ bắp.

Đối với nữ giới, những triệu chứng chung còn có thể đi kèm với tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm trùng nấm men, khô da, ngứa da … khi bị bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam giới có gì khác so với phụ nữ?
Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam giới có gì khác so với phụ nữ?

Những dấu hiệu bệnh tiểu đường của trẻ em

Trẻ em có thể mắc cả bệnh đái tháo đường loại 1 và loại 2. Việc kiểm soát và điều hòa nồng độ glucose máu đối với trẻ em bị tiểu đường là đặc biệt quan trọng, vì bệnh có nguy cơ gây nên nhiều biến chứng trên các cơ quan quan trọng của cơ thể, như tim, thận hay mắt.

Bệnh tiểu đường type 1

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1 được biểu hiện rất sớm, ngay từ khi còn nhỏ. Một trong những triệu chứng điển hình nhất là tăng tần suất đi tiểu và tăng lượng nước tiểu. Trẻ em bị tiểu đường type 1 có thể bắt đầu đái dầm, làm ướt giường, kể cả sau khi chúng đã được hướng dẫn đi vệ sinh.

Một số dấu hiệu khác của tiểu đường type 1 ở trẻ em đó là tăng cảm giác khát nước, khát nước quá mức, mệt mỏi hoặc nhanh cảm thấy đói. Điều quan trọng, trẻ em bị tiểu đường type 1 Cần được điều trị ngay lập tức. Tiểu đường có thể làm tăng cao nồng độ đường trong máu, dễ bị mất nước và có thể dẫn đến những rối loạn chuyển hóa khác. Đây có thể là những trường hợp cần cấp cứu.

Bệnh tiểu đường type 2

Thông thường, bệnh tiểu đường type 2 khá hiếm gặp ở trẻ em. Tuy nhiên hiện nay, ngày càng nhiều có trẻ em bị thừa cân, béo phì. Do đó tiểu đường type 2 cũng đang dần trở nên phổ biến hơn đối với nhóm tuổi này.

Có đến 40% trẻ em mắc tiểu đường type 2 không biểu hiện triệu chứng và chỉ được chẩn đoán, phát hiện Khi khám sức khỏe tổng thể. Số bệnh nhân còn lại có thể biểu hiện một hoặc nhiều triệu chứng trong số những triệu chứng chung sau: tăng cảm giác đói, tăng cảm giác khát, đi tiểu nhiều lần, sụt cân bất thường, rối loạn thị giác, mờ mắt, …

Bệnh tiểu đường type 2 đang ngày càng trở nên phổ biến hơn đối với trẻ em. Do đó, phụ huynh cần chú ý quan tâm và theo dõi sức khỏe của con em mình để có thể kịp thời phát hiện và xử trí những bất thường trong sức khỏe của cơ thể.

Dấu hiệu tiểu đường ở trẻ em
Dấu hiệu tiểu đường ở trẻ em

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Bệnh đái tháo đường nếu không được điều trị hiệu quả và kịp thời thì có thể gây ra rối loạn chuyển hóa và nhiều biến chứng khác trên cơ thể. Hậu quả đầu tiên của điều trị tiểu đường không thành công đó là nhiễm toan ceton. Đây là một biến chứng cấp tính, khởi phát nhanh chóng và phải được cấp cứu kịp thời. Biểu hiện của nhiễm toan ceton là: thở sâu, thở dốc, buồn nôn và nôn mửa, đau bụng, da và niêm mạc chuyển màu đỏ, hơi thở có mùi trái cây, hôn mê.

Nếu tình trạng tiểu đường kéo dài, thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn do đường huyết cao mãn tính:

  • Bệnh tim mạch, đau tim, đau thắt ngực, đột quỵ
  • Bệnh thần kinh
  • Bệnh thận
  • Bệnh lý võng mạc và suy giảm thị lực
  • Mất thính lực, điếc
  • Tổn thương bàn chân, như nhiễm trùng, khó lành vết loét, vết thương hở
  • Một số biến chứng trên da như nhiễm trùng, nhiễm vi khuẩn, nấm da
  • Mệt mỏi, buồn rầu, thay đổi tính tình và tâm lý
  • Sa sút trí nhớ, hay quên
  • Đặc biệt, trong trường hợp tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát tốt, thì chúng không chỉ gây ra biến chứng trên sản phụ mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi:
    – Thai sinh non
    – Cân nặng trẻ sơ sinh cao hơn bình thường
    – Tăng cao nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 sau này khi trưởng thành hoặc lượng glucose trong máu ở mức thấp
    – Vàng da
    – Thai chết lưu
    – Thai phụ có thể bị một số biến chứng như tăng huyết áp, tiền sản giật, hoặc tiểu đường type 2. Bên cạnh đó, trong những lần mang thai sau, nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ của sản phụ cũng tăng lên.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có thể kiểm soát tốt và hiệu quả bệnh tiểu đường, thì nồng độ glucose trong máu sẽ luôn được kiểm soát tốt, và không gây biến chứng nguy hiểm nào trên cơ thể.

Tóm lại, bệnh tiểu đường không hề nguy hiểm hay đáng sợ nếu được điều trị hợp lý. Bên cạnh đó, mức độ nguy hiểm của đái tháo đường phụ thuộc rất lớn vào cách xử trí của bác sĩ và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Vì vậy, chúng ta cần chú ý theo dõi các triệu chứng của bệnh tiểu đường (nếu có), thăm khám và chẩn đoán, đồng thời tuân thủ điều trị theo đúng chỉ định, sự tư vấn của bác sĩ và các chuyên gia trong ngành.

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
Bênh tiểu đường có nguy hiểm không?

Điều trị bệnh tiểu đường

Mỗi loại đái tháo đường khác nhau có những phương pháp điều trị tối ưu khác nhau, nhằm tăng hiệu quả trị liệu và tránh ảnh hưởng đến các hoạt động khác của cơ thể.

Điều trị tiểu đường type 1: Liệu pháp Insulin

Insulin là chỉ định bắt buộc để điều trị cho bệnh nhân tiểu đường type 1. Chúng sẽ thay thế cho hormon insulin mà cơ thể không thể sản sinh, giúp điều hoà cho đường huyết bệnh nhân luôn ở mức trung bình.

Hiện nay có bốn loại insulin phổ biến nhất, được phân loại dựa trên thời gian xuất hiện tác dụng và khoảng thời gian duy trì hiệu quả.

  • Insulin tác dụng nhanh: tác dụng được phát huy sau 15 phút kể từ lúc bắt đầu sử dụng, và kéo dài trong khoảng từ 3 – 4 tiếng
  • Insulin tác dụng ngắn: phát huy tác dụng sau 30 phút từ khi uống, và hiệu quả kéo dài từ 6 – 8 giờ
  • Insulin tác dụng trung bình: từ 1 – 2 tiếng sau khi sử dụng, thuốc bắt đầu phát huy hiệu quả và kéo dài được trong khoảng 12 – 18 tiếng sau đó.
  • Insulin tác dụng dài: tác dụng của chúng được biểu hiện trong vòng vài giờ sau khi tiêm, và kéo dài tác dụng đến 24 giờ hoặc hơn.

Điều trị tiểu đường type 2

Để điều trị đái tháo đường type 2, bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng và vận động thể lực hợp lý.

Trong trường hợp phương pháp trị liệu không dùng thuốc không đạt được hiệu quả điều trị, người bệnh cần kết hợp giữa sử dụng thuốc hạ đường huyết với việc điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động phù hợp

Một số nhóm thuốc điều trị đái tháo đường thường được chị hiện nay là:

  • Nhóm ức chế Alpha – glucosidase: Giúp làm giảm hoặc làm chậm quá trình hấp thu glucose.
  • Nhóm Sulphnylurea, Meglitinides: Kích thích cơ thể bài tiết insulin.
  • Nhóm Biguanides: Tăng tác dụng của insulin và giảm tân tạo glucose
  • Nhóm Thiazolidinedione: Giảm kháng insulin.

Điều trị tiểu đường thai kỳ

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cần thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu trong thời gian mang thai. Có thể đo đường huyết vài lần trong một ngày. Trong trường hợp nồng độ glucose máu cao, thai phụ cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và tập thể dục.

Nếu việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và vận động không đủ để điều hòa lại lượng đường huyết, bệnh nhân cần sử dụng thêm một số sản phẩm bổ trợ. Có từ 10 – 20% phụ nữ tiểu đường thai kỳ sử dụng insulin. Insulin giúp điều hòa đường huyết một cách hiệu quả và không ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi.

Để điều trị đái tháo đường một cách hiệu quả, trước hết bệnh nhân cần phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác loại bệnh để có phác đồ điều trị hợp lý, và cần có chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thể lực phù hợp, tối ưu.

Điều trị bệnh tiểu đường
Điều trị bệnh tiểu đường

Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Nhân dân ta có câu “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”. Cho đến nay, đây vẫn là một quan niệm đúng đắn nhất trong mọi trường hợp, đối với cả người bệnh và nhân viên khám chữa bệnh. Phòng tránh bệnh tiểu đường đồng thời với ngăn ngừa những bất tiện, tác dụng phụ khi điều trị, và kể cả những biến chứng khác của bệnh. Do đó, bạn đọc có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường theo những phương pháp sau đây:

Phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường

Chúng ta cần chú ý theo dõi sức khỏe và những bất thường của chính mình và người thân. Bạn đọc nên thăm khám tại các cơ sở y tế nếu thấy bản thân hoặc người quen xuất hiện 1 hoặc nhiều biểu hiện sau đây:

  • Tăng cảm giác đói, đói thường xuyên.
  • Tăng cảm giác khát.
  • Tần suất đi tiểu nhiều hơn, thường xuyên đi tiểu, đặc biệt vào ban đêm. Lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường.
  • Giảm cân bất thường, không chủ đích, không kiểm soát.
  • Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, rệu rã, thiếu năng lượng.
  • Rối loạn thị lực, có thể xuất hiện triệu chứng mờ mắt.
  • Vết loét lâu lành, các vết thương hở chậm phục hồi hơn so với bình thường.
  • Dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
  • Giảm ham muốn, rối loạn cương dương, giảm sức mạnh cơ bắp – đối với nam giới.
  • Đường tiết niệu dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm; da khô, sần – đối với nữ giới.
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường có thể xuất hiện một cách đột ngột hoặc xuất hiện mờ nhạt, từ từ.

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Trong một số trường hợp, bệnh nhân không biểu hiện bất cứ một triệu chứng nào của tiểu đường. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo người dân nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ mỗi 3 đến 6 tháng một lần để xác định tình trạng cơ thể và chẩn đoán những bệnh lý nếu có.

Việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên còn giúp người bệnh chẩn đoán bệnh từ giai đoạn sớm, qua đó khiến cho việc trị liệu trở nên kịp thời và tránh được những rủi ro, biến chứng không mong muốn. Ngoài ra, việc khám sức khỏe định kỳ còn giúp bệnh nhân xác định được những bất thường khác trên cơ thể nếu có.

Bên cạnh đó, bạn có thể tự kiểm tra đường huyết của bản thân tại nhà. Bằng các bộ kit kiểm tra đường huyết đang được phân phối rộng rãi trên thị trường, người dùng có thể dễ dàng xác định chỉ số đường huyết của mình một cách tương đối chính xác, giúp tìm ra những bất thường trong chỉ số đường huyết của bản thân hoặc gia đình. Phương pháp tự kiểm tra đường huyết nên được sử dụng thường xuyên, đặc biệt đối với những đối tượng có nguy cơ cao: béo phì, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, …

Kiểm soát chế độ ăn uống và tập luyện

Nếu như các yếu tố gia đình, di truyền, môi trường là những yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không thể thay đổi, thì chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể dục là những yếu tố có thể thay đổi, qua đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường một cách đáng kể. Hơn nữa, chế độ ăn uống và tập luyện không chỉ làm giảm nguy cơ mà còn là một phần trong liệu trình điều trị tiểu đường.

Một chế độ ăn uống cân bằng, dinh dưỡng, và được khuyến cáo để phòng ngừa bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Rau xanh
  • Trái cây
  • Các loại ngũ cốc
  • Thịt nạc
  • Sữa ít béo
  • Các chất béo có lợi cho tim mạch: dầu Oliu, các loại hạt, dầu cá, trái bơ.
  • Cần hạn chế các loại chất béo bão hoà, chất béo chuyển hoá, gạo trắng, hoặc những thực phẩm làm tăng đường huyết.
  • Bỏ thuốc lá
  • Uống đủ nước

Song song với chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện thể lực cũng là một yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường. Tuỳ theo thể trạng và sức khỏe của mỗi cá nhân mà chế độ và cường độ tập luyện có những sự khác nhau nhất định. Tuy nhiên, để phòng tránh bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất, bạn đọc nên hoàn thành ít nhất 1 trong số những khuyến cáo sau đây:

  • Đi bộ ít nhất 35 phút/ ngày – có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 80%
  • Thiền định ít nhất 1 lần/ tuần
  • Dựa trên sở thích và điều kiện, bạn đọc có thể lựa chọn cho mình những hoạt động thể lực như: chạy bộ, cầu lông, quần vợt, đạp xe …

Một yếu tố vô cùng quan trọng khác cũng giúp giảm nguy cơ tiểu đường một cách đáng kể, đó là giữ tâm lý luôn thoải mái, tránh stress. Bạn đọc nên chú ý sức khỏe tinh thần, giữ cho tinh thần luôn vui khỏe, tránh căng thẳng, stress, và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh tiểu đường, dấu hiệu và cách phòng tránh của bệnh tiểu đường. Tuy có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng, nhưng bệnh tiểu đường hoàn toàn không nguy hiểm nếu bệnh nhân điều trị và kiểm soát bệnh hiệu quả. Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc có thể nắm được thông tin về bệnh cũng như xây dựng được chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý và theo dõi diễn biến sức khỏe của chính mình và người thân, nhằm có tình trạng thể lực tối ưu và khỏe mạnh nhất.