[TÌM HIỂU] Tiểu đường thai kì có nên ăn chuối? Lời khuyên cho mẹ bầu

Các chị em phụ nữ khi mang thai có thể gặp phải bệnh lý tiểu đường thai kỳ do trạng thái thay đổi hoocmon, do nhu cầu dinh dưỡng khác biệt so với bình thường. Do đó, bên cạnh việc điều trị bệnh thì chế độ ăn uống, kiêng kỵ một vài thực phẩm là điều luôn được các thai phụ quan tâm. Chuối là một loại hoa quả hàm lượng dinh dưỡng cao, tuy nhiên tiểu đường thai kì có nên ăn chuối không? Bài viết dưới đây Thị trường nước ngoài sẽ giúp mẹ và gia đình có thêm thông tin chính xác trong chọn lựa hoa quả trong mỗi bữa ăn.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là bệnh tăng đường huyết máu trong thời kỳ mang thai dẫn đến các rối loạn chuyển hóa hydrat cacbon. Lượng đường trong máu sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.

Tuy nhiên bệnh vẫn ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ bầu và thai nhi:

    • Đối với thai nhi: Thai lớn gây khó sinh và nguy hiểm đến thai nhi, khó thở.
    • Đối với mẹ: Tăng nguy cơ cao huyết áp trong thời kỳ mang thai, khó sinh do thai lớn, có nguy cơ bị đái tháo đường tuýp 2 sau khi sinh.
Tiểu đường thai kì là gì?
Tiểu đường thai kì là gì?

Vì sao phụ nữ mang thai hay mắc tiểu đường?

Trong cơ thể, đường máu luôn duy trì trong một khoảng nhất định nhờ hormon Insulin-một hormon do tế bào ß đảo tụy tiết ra.

Sau khi ăn, Insulin thúc đẩy sự dung nạp glucose vào trong tế bào tạo năng lượng cho cơ thể đồng thời chuyển thành các dạng khác để  dự trữ và sử dụng khi cần.

Đối với phụ nữ mang thai thì nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ:

    • Thay đổi nội tiết tố dẫn đến đề kháng Insulin, Glucose không thể dung nạp vào tế bào do đó đường máu tăng cao.
    • Khi mang thai, cơ thể cần nhiều năng lượng vì vậy nhu cầu Glucose cũng tăng cao dẫn đến tăng Insulin máu, tuy nhiên khi tăng đến một mức độ nào đó, Insulin không thể đáp ứng lượng Glucose dẫn đến đề kháng Insulin.
    • Ngoài ra còn một số yếu tố nguy cơ khác mà người mang thai mắc phải như thừa cân, béo phì, tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường, hội chứng đa nang, bất thường trong chuyển hóa glucose.

Xem thêm: Dấu hiệu bệnh tiểu đường cần lưu tâm và cách phòng ngừa hiệu quả

Chế độ ăn với người tiểu đường thai kỳ

Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ năng lượng, dinh dưỡng cân bằng thể hiện qua một số gạch đầu dòng mẹ bầu nên ghi nhớ dưới đây.

  • Trong bữa ăn cần có đầy đủ Cacbohidrat các loại, Lipid, Protein, nên chia nhỏ bữa ăn thành 3 bữa chính, 2-3 bữa phụ để năng lượng được phân bố đều. bữa chính không ăn quá nó vì sẽ làm tăng đường máu. quan trọng là không được bỏ bữa.
  • Bữa chính chia làm 4 phần:
    •  1 phần là chất đạm (thịt, trứng, cá,… )
    •  1 phần là tinh bột (cơm, ngũ cốc, ngô, khoai…)
    •  2 phần là thực phẩm không chứa tinh bột như rau xanh, bí, súp lơ,…
  • Đường máu buổi sáng khó kiểm soát hơn vì vậy bữa sáng nên có thành phần là đạm và tinh bột nhưng ít hơn bữa trưa và tối.
  • Bữa phụ ăn sau bữa chính 2 giờ, nên ăn hoa quả có hàm lượng đường thấp như dưa chuột, bưởi, ổi, táo, dâu tây,..
  • Tránh đồ ăn nhanh, xôi nếp, bánh chưng, rượu, bia, nước ép hoa quả và hoa quả có hàm lượng đường cao như vải, nhãn,…
Chế độ ăn với người tiểu đường thai kỳ
Chế độ ăn với người tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kì có nên ăn chuối?

Đặc điểm dinh dưỡng của chuối

Chuối là một loại quả được ưa chuộng, chứa nhiều chất thiết yếu như vitamin B6, C, Kali, Protein, chất béo,… có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tùy từng giai đoạn chín khác nhau mà hàm lượng dinh dưỡng trong chuối cũng khác nhau

  • Chuối xanh chứa  tinhìbột và chất kháng tinh bột ít đường, vị chát. Đây được coi là một loại chất xơ, ít calo hơn các loại chuối khác, tốt cho quá trình giảm cân.
  • Chuối chín vàng ít tinh bột, nhiều đường hơn chuối xanh, giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng, hấp thu dinh dưỡng nhanh hơn, đồng thời chất chống oxy hóa tăng dần tốt cho hệ miễn dịch.
  • Chuối chín xuất hiện đốm đen có hương thơm đặc trưng, ngon và ngọt hơn. Những đốm đen là dấu hiệu cho thấy sự chuyển hóa tinh bột thành đường, đốm càng nhiều chứng tỏ lượng đường càng nhiều. ngoài ra giai đoạn này chuối rất giàu chất chống oxy hóa, phần nào có tác dụng phòng ngừa ung thư. Không chỉ vậy nó còn sinh ra các thành phần ngăn ngừa thiếu máu, trầm cảm và giúp cơ thể ổn định huyết áp.
  • Chuối nâu hay chuối quá chín rất giàu chất chống oxy hóa, lượng đường trong chuối cũng đạt mức cao nhất.

Lợi ích của chuối trong chế độ ăn của người tiểu đường thai kỳ

  • Kiểm soát đường huyết: Chuối xanh có thể làm giảm đường huyết sau ăn và giảm cảm giác thèm ăn. Kháng tinh bột trong chuối xanh giúp cải thiện độ nhạy của Insulin.
  • Vitamin B6: Giúp cải thiện tinh thần thai phụ, đóng vai trò hình thành hemoglobin- một protein vận chuyển oxy và kiểm soát đường huyết hiệu quả.
  • Vitamin C: Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch
  • Vitamin A: Hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng béo phì, phòng chống ung thư
  • Kali giúp điều hòa huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ, chống chuột rút, giảm phù nề
  • Bổ sung sắt chống thiếu máu.
  • Trong chuối chứa nhiều chất xơ giúp nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa, chống táo bón.
  • Trong chuối chín có chứa TNF- chất tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể nhất là những quả chín có đốm đen.
Tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối?
Tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối?

Tiểu đường thai kì có nên ăn chuối quá chín?

Chuối rất tốt nhưng không vì thế mà người tiểu đường thai kỳ có thể ăn tùy ý. Người bệnh nên ăn những quả chuối vừa chín tới tránh ăn những quả quá chín vì khi chuối quá chín tinh bột trong chuối đã chuyển hết thành đường. Lúc này ăn chuối tức là đã nạp một lượng lớn đường vào cơ thể, đường huyết sẽ tăng cao hơn gây nguy hiểm cho người bệnh.

Xem thêm: [KINH NGHIỆM] Bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì? Không nên ăn gì?

Một số lưu ý khi ăn chuối

  • Không nên ăn quá nhiều chuối:Trong chuối có chứa Tyramine, axit amin. Đây là những chất có thể làm giãn mạch máu và làm tăng lưu lượng máu lên não gây đau đầu nếu ăn quá nhiều. Ngoài ra, lượng Magie có trong chuối nếu nạp nhiều vào cơ thể có thể gây ra ngộ độc Magie với biểu hiện bên ngoài là tình trạng mệt mỏi, ốm yếu và tiêu chảy.
  • Nếu ăn quá nhiều chuối cũng khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều vitamin B6 sinh ra độc tố, gây hại cho hệ thần kinh và làm tê liệt chân tay.
  • Chỉ nên ăn 2-3 quả chuối một ngày: Không ăn quá nhiều chuối một lúc để tránh tình trạng tăng Kali máu, làm cho nhịp tim bất thường, buồn nôn, mạch đập chậm hơn, thậm chí làm tim ngừng đập.
  • Không nên ăn chuối quá chín hay để lâu
  • Không ăn chuối khi bụng đói, nên ăn chuối sau khi ăn xong 1-2 tiếng: Ăn chuối khi bụng đói sẽ làm lượng magie tăng đột ngột trong máu, gây mất cân bằng tim mạch và làm tổn hại đến sức khỏe trong khi lượng Vitamin C dồi dào trong chuối dễ khiến bạn bị đau dạ dày.
Một số lưu ý khi ăn chuối
Một số lưu ý khi ăn chuối

Các loại trái cây mẹ bầu tiểu đường nên ăn và nên tránh

Các loại trái cây mẹ bầu tiểu đường nên ăn

  • Đối với người bệnh tiểu đường, không phải ăn loại trái cây có độ ngọt nhiều hay ngọt ít mà là ăn với lượng bao nhiêu để không bị tăng đường huyết. Người tiểu đường thai kỳ chỉ nên ăn lượng vừa phải để đảm bảo lượng đường cho phép mà vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Nên ăn những trái cây có chỉ số đường thấp như táo, cam, bưởi, việt quất, ổi, lê,… không những ít đường mà còn tốt cho sức khỏe, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch.
  • Ăn trái cây tươi sẽ tốt hơn nhiều so với các loại hoa quả đã sấy khô, ăn nguyên miếng trái cây tốt hơn nhiều so với xay ép hay làm sinh tố. Vì khi chế biến xay ép trái cây thì nhiều chất xơ đã bị loại bỏ nên hàm lượng đường sẽ cao hơn, hấp thụ vào máu nhanh hơn.

Các loại trái cây mẹ bầu tiểu đường nên tránh

Các loại trái cây có hàm lượng đường cao khi ăn vào sẽ làm cho lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao hơn so với trái cây có lượng đường thấp. Do đó, mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên hạn chế tối đa hoặc muốn ăn mẹ nên ăn ít hơn bình thường.

Như vậy chuối rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường thai kỳ. Người bệnh có thể yên tâm khi sử dụng chuối trong chế độ ăn của mình. Ăn chuối với một lượng vừa phải không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn giúp tăng cường miễn dịch, cải thiện tinh thần thai phụ.